Diễn Đàn HS - SV Cao Đẳng Y Thái Bình Online
Chào mừng các bạn đến với Diễn đàn Cao Đẳng Y Tế Thái Bình Online

Hãy đăng ký Thành Viên để sử dụng hết chức năng của Diễn đàn

Diễn Đàn HS - SV Cao Đẳng Y Thái Bình Online
Chào mừng các bạn đến với Diễn đàn Cao Đẳng Y Tế Thái Bình Online

Hãy đăng ký Thành Viên để sử dụng hết chức năng của Diễn đàn

Diễn Đàn HS - SV Cao Đẳng Y Thái Bình Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn HS - SV Cao Đẳng Y Thái Bình Online

THÁI BÌNH MEDICAL COLLEGE ONLINE
 
Trang ChínhTrang ChủGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Các bạn đang truy cập website -‘๑’- ●๋• Cao Đẳng Y Tế Thái Bình Online ●๋• -‘๑’- Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ - thoải mái - có những thông tin bổ ích.. cảm ơn bạn đã Online

Share | 
 

 Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 

hãy nhấn thank nếu bạn thích hehe
Thank
Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới Vote_lcap175%Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới Empty
 75% [ 3 ]
Bình Thường
Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới Vote_lcap10%Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới Empty
 0% [ 0 ]
Xấu
Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới Vote_lcap125%Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới Empty
 25% [ 1 ]
Tổng số bầu chọn : 4
 
Poll closed

Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 194
Điểm : 12356
Được Cảm Ơn : 10
Ngày sinh : 11/10/1987
Tham Gia Ngày : 18/04/2011
Tuổi : 36
Đến từ : Thái Bình

Thông Tin Vê Bạn
Bạn Thích điều gì nhất?:

Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới Empty
Bài gửiTiêu đề: Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới   Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới I_icon_minitime19/4/2011, 11:25

Các thuốc ngủ thế hệ cũ thường có nhược điểm gây quen thuốc như phenobarbital, gây hội chứng lệ thuộc thuốc như loại benzodiazepin… vì vậy không thể dùng lâu dài cho các trường hợp mất ngủ mạn. Để khắc phục tình trạng trên, thuốc ngủ thế hệ mới đã ra đời đưa vào thị trường từ năm 2007 và đã có mặt ở nước ta. Thế nhưng dùng thuốc ngủ thế hệ mới có thật sự yên tâm như chúng ta nghĩ?

Ưu điểm của thuốc ngủ thế hệ mới

Thế hệ thuốc ngủ mới không có cấu trúc benzodiazepin gọi chung là nhóm nonbenzodiazepin bao gồm: zolpidem (ambien, ivedal), eszopiclon (lunesta), zalepon (sonatra, starnoc).

Các thuốc ngủ thế hệ cũ benzodiazepin tác dụng lên thụ thể GABA-A ở type alpha-1 (chịu trách nhiệm về giấc ngủ), đồng thời ở type alpha 2-3-5 (chịu trách nhiệm về lo âu, quên, giãn cơ) nên có hiệu ứng gây ngủ, giải lo âu, giãn cơ song lại gây trạng thái “quá thoải mái” (phởn phơ) nếu sử dụng kéo dài hoặc bị lạm dụng như ma túy sẽ gây “hội chứng lệ thuộc thuốc”.

Các thuốc ngủ thế hệ mới, tuy không có cấu trúc benzodiazepin nhưng cũng có tác dụng trên thụ thể GABA-A chủ yếu ở type alpha-1 nên có hiệu ứng gây ngủ, nhưng ít tác dụng phụ hơn các benzodiazepin. Do vậy, có thể dùng trong 2-6 tuần (Theo FDA) hay 4 tuần (Theo Australia). Trong thực tế cũng có nghiên cứu dùng trong 6 tháng (đối với zolpidem) không ghi nhận tai biến, nhưng chưa được ứng dụng trong lâm sàng.


Dùng thuốc trị mất ngủ phải do bác sĩ chỉ định.
Những nhược điểm cần lưu ý

Zolpidem cũng có tác dụng GABA-A yếu hơn ở type alpha 2-3, không tác dụng với type alpha 4-6 và omega-5. Do tác dụng phức tạp này trên não mà zolpidem có hiệu ứng phức tạp trên giấc ngủ: xuất hiện rất nhanh giấc ngủ ở giai đoạn 1, song kém hiệu quả ở giấc ngủ giai đoạn 2. Chất lượng giấc ngủ chưa tốt như giấc ngủ sinh lý. Hơn nữa do chu kỳ bán hủy ngắn (2 giờ) nên tổng thời gian ngủ không nhiều. Eszopiclon cũng có cơ chế tác dụng và tạo ra giấc ngủ tương tự zolpidem. Chỉ riêng zaleplon có cơ chế tác dụng khác hơn tạo ra giấc ngủ giống giấc ngủ tự nhiên.

Tuy mức độ gây ra thấp hơn, không bằng benzodiazepin, song các thuốc ngủ mới nonbezodiazepin cũng gây ra trạng thái “quá thoải mái” và bị lạm dụng như ma túy, gây ra “hội chứng lệ thuộc thuốc”. Một số nghiên cứu cho biết, dùng zolpidem chỉ trong vài tuần đã tăng tính “làm dịu” phát triển thành sự lệ thuộc thuốc ở một số người. Nếu dùng lâu dài mà đột ngột ngừng thuốc thì bị các phản ứng nghịch thường như mê sảng, co giật hay các triệu chứng nghiêm trọng khác. Eszopiclon cũng gây ra hội chứng lệ thuộc thuốc như zolpidem. Zaleplon có gây ra hội chứng này nhưng ở mức thấp hơn hai chất trên.

Cả ba thuốc trong nhóm đều có thể gây ra một số trạng thái tâm thần phức tạp như suy giảm trí nhớ, giảm khả năng phân tích lý luận, thay đổi kiểu suy nghĩ, ảo giác (về thính giác, thị giác) ở các mức khác nhau, hoảng sợ, mất điều hòa (suy giảm vận động và phối hợp vận động, dễ té ngã), tăng tính bốc đồng, thoải mái quá mức hay khó chịu, thèm ăn, tăng tính dục, nhức đầu (ở một số người), có hành vi bất thường, xa lánh thoát ly xã hội, xung khắc đối lập với người khác, mất nhân cách. Riêng eszopiclon còn gây ra trầm cảm, có ý nghĩ tự sát.

Tuy cả ba thuốc đều được chỉ định cho người già khó vào giấc ngủ hay bị thức giấc rối loạn giấc ngủ mạn, nhưng vì cả ba đều gây ra các trạng thái tâm thần nói trên, đặc biệt là làm suy giảm trí nhớ, dẫn đến trạng thái thiếu tỉnh táo, lú lẫn, bị té ngã gây nguy hiểm cho người già nên phải thận trọng dùng cho đối tượng này. Trong thực tế, việc nghiên cứu tính an toàn dài hạn chưa đầy đủ, cần phải có những nghiên cứu thêm sau này. Ở nước ta, các thuốc này được thầy thuốc khuyên dùng không nên quá 2 tuần.

Riêng zolpidem còn gây ra các hiệu ứng bất thường: nói chuyện, làm việc trong lúc ngủ, đôi khi còn đáp ứng được một số câu hỏi như là tỉnh táo. Sẽ rất dễ nhận thấy sự bất thường này vì lời nói thường không liên hệ với thực tại, chứng tỏ chỉ là một sự rối loạn mà không xuất phát từ sự minh mẫn của trí óc. Đây là trạng thái “sleepwwaking”, một trạng thái ghép (schizophasíc), giống như các trạng thái thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) nên rất nguy hiểm. Tại Australia, năm 2007 có một người đàn ông đã chết do nhảy từ ban công xuống, điều tra cho biết, trước đó người này đã dùng zolpidem. Tại Australia, zolpidem được đem ra xem xét tại Ban tư vấn thực hành tốt điều trị (therapeupeutic good administration) và đưa ra lời cảnh báo: “Zolppidem có thể tạo một giấc ngủ phức tạp, nguy hiểm tiềm tàng liên quan đến hành vi “đi - ngủ”, “lái xe-ngủ” và các hành vi kỳ dị khác. Không được uống rượu, thận trọng cần thiết với các thuốc trầm cảm, các thuốc làm trầm suy hệ thần kinh trung ương khác khi dùng zolpidem, cần có sự giám sát chặt chẽ của y tế và không dùng thuốc quá 4 tuần”.

Như vậy, thuốc ngủ thế hệ mới ít độc hơn phenobarbital, benzodiazepin, có thể đáp ứng một phần nào mong muốn đề ra khi nghiên cứu, nhưng không hẳn đã loại bỏ được hoàn toàn các nhược điểm của thuốc cũ, nên vẫn chưa thể là một thuốc dùng dài hạn được, cần tránh sự lạm dụng. Ngoài ra, đây là thế hệ thuốc mới, có thể còn có những công dụng mới hay tác dụng phụ khác chưa ghi nhận hết. Vì thế, khi dùng thuốc cần có sự theo dõi chặt chẽ.

DS. Bùi Văn Uy
Về Đầu Trang Go down
https://caodangytb.forum-viet.com
HuaDoLa
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới
HuaDoLa

Tổng số bài gửi : 17
Điểm : 36
Được Cảm Ơn : 0
Ngày sinh : 26/10/1991
Tham Gia Ngày : 21/04/2011
Tuổi : 32
Đến từ : thai binh

Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới   Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới I_icon_minitime29/4/2011, 13:14

haylem.net e bùn ngủ quá haylem.net
Về Đầu Trang Go down
gaucon
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
gaucon

Tổng số bài gửi : 92
Điểm : 241
Được Cảm Ơn : 7
Ngày sinh : 13/09/1991
Tham Gia Ngày : 28/04/2011
Tuổi : 32
Đến từ : xứ sở thần tiên

Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới   Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới I_icon_minitime30/4/2011, 12:14

ngày trc e cũng hay uống thuốc ngủ....bị mất ngủ suốt.nhưng giờ chẳng dùng nữa...hì.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới   Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Cảnh giác với tác dụng phụ của các thuốc ngủ thế hệ mới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» GIẤC MƠ TUYẾT TRẮNG
» Mims - 2005 : Phần mềm tra cứu thuốc
» sách dược lý và từ điển thuốc
» "Vì ngôi trường không khói thuốc!"
» Sưu tầm ảnh phong cảnh đẹp về Thái Bình
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn HS - SV Cao Đẳng Y Thái Bình Online :: Đời Sống Sinh Viên ●๋• Ẩm Thực - Mua Sắm - Sức Khỏe ●๋• :: • Sức Khỏe - Giới Tính-